kỹ thuật bón phân cho cây thanh long đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tăng năng suất, chất lượng của trái thanh long. Trong bối cảnh sản xuất thanh long ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến chất lượng sản phẩm thì việc nắm rõ kỹ thuật canh tác sẽ giúp bà con nhà nông phát triển thanh long bền vững đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
1. Đặc điểm cây thanh long
Cây thanh long được trồng nhiều ở khu vực Bình Thuận, Long An, Tiền Giang… Quả thanh long là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của nước ta, mang lại giá trị kinh tế cao.
Thanh long thuộc họ xương rồng, chính vì thế cây cần phiều ánh sáng để phát triển. Thanh long có khả năng chịu hạn tốt, thích hợp trồng ở những khu vực có nhiệt độ cao. Đất phù hợp để trồng thanh long thường là vùng đất xám, phù sa, đất phèn… có khả năng thoát nước tốt vì cây không chịu được úng nước.
Giống thanh long được trồng chủ yếu ở nước ta là thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Thanh long ruột đỏ có giá trị kinh tế lớn, nhưng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao. Nên thanh long ruôt đỏ chủ yếu được trồng ở khu vực Long An, Tiền Giang. Thanh long ruột trắng không yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao như ruột đỏ, nên đây là giống thanh long chính trồng ở nước ta, tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình Thuận.
2. Nhu cầu dinh dưỡng cây thanh long
Thanh long mỗi năm có thể cho thu hoạch 3 vụ, chính vì thế nhà vườn cần cung cấp lượng dinh dưỡng lớn để cây không bị suy kiệt sau mỗi vụ và đủ sức để cho năng suất các vụ tiếp theo, không xảy ra tình trạng năm được mùa, năm mất mùa.
Ở giai đoạn trồng mới cây cần nhiều đạm, lân để phát triển cành và rễ. Cành và rễ khỏe thì cây mới cho thu sớm và năng suất cao. Thanh long thiếu đạm, lân cây phát triển còn cọc, không cân đối. Cành nhỏ, yếu không đủ khả năng nuôi trái. Trong trường hợp thừa đạm thì cành phát triển quá nhanh, cành không có độ cứng dễ bị gãy và sâu bệnh tấn công, thời gian sinh trưởng dài, chậm cho thu hoạch.
Kali có vai trò quan trọng trong việc tạo độ cứng cho cành thanh long. Ngoài ra cung cấp đủ kali cây cho quả to, chất lượng, cành cứng, tăng khả năng chịu hạn. Thiếu kali cây mềm, yếu vàng cho năng suất thấp.
a. Bón lót
Bà con có thể sử dụng 1 – 1,5kg phân hữu cơ chuyên thanh long để bón lót cho cây, sau đó phủ ít đất bề mặt và tụ rơm sau đó tưới nước để giữ ẩm.
Để cây thanh long phát triển bền vững, cho năng suất cao, ổn định bà con nên ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học để bón cho cây.
b. Giai đoạn kiết thiết
Năm thứ nhất: Mỗi lần bón bà con có thể sử dụng 0,3 – 0,5kg/trụ, phân bón hữu cơ sinh học có thể bón nhiều lần, mỗi tháng bón một lần.
Năm thứ 2: Khi thanh long đã lớn, mỗi lần bón 0,5 – 1kg/trụ phân bón hữu cơ, cách 1 – 1,5 tháng bón một lần.
Sau mỗi lần bón phân cần bà con cần tưới nước và giữ ẩm cho cây.
c. Giai đoạn kinh doanh
– Bón phân đối với cây ra hoa tự nhiên:
Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, mỗi tháng sử dụng phân bón hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây, mỗi lần bón 1 – 1,5kg/gốc.
– Bón phân xử lý ra hoa nghịch vụ:
+ Lần 1: Trước lúc đánh đèn từ 10 – 15 ngày, bón 1 – 1,5kg/gốc phân bón hữu cơ.
+ Lần 2: Khi nụ xuất hiện 2,5 – 3cm, bón mỗi trụ 1 – 2kg phân hữu cơ mỗi gốc.
+ Lần 3: Sau khi lặt râu từ 6 – 8 ngày, tiếp tục bón mỗi trụ 1 – 2kg phân hữu cơ.
+ Lần 4: Khi trái được 18 – 20 ngày, mỗi trụ bón 0,5 – 0,7kg phân hữu cơ khoáng.
Bên cạnh việc áp dụng đúng kỹ thuật canh tác thì việc sử dụng loại phân bón cho thanh long phù hợp với điều kiện canh tác cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trên thị trường hiện nay có hàng trăm sản phẩm phân bón vô cơ, hữu cơ… Chính vì thể khi lựa chọn sản phẩm phân bón cho thanh long hiệu quả nhất bà con nên mua sản phẩm ở những nơi uy tín, sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng. Không nên vì chuộng rẻ mà mua các sản phẩm phân bón kém chất lượng