Phân Đạm Cá Là Gì? Cách Sử Dụng Phân Đạm Cá

Cùng NÔNG NGHIỆP VIỆT tìm hiểu phân bón Đạm Cá nhé!

  1. Phân Đạm Cá là gì?

Phân bón đạm cá là phân bón được sản xuất từ cá tươi như: đầu cá, ngũ tạng, xương cá, vây cá,… và được ủ lên men tạo thành phân bón, thường có dạng lỏng, nên còn gọi là dịch đạm cá. Phân đạm cá chứa rất nhiều axit amin, đạm, khoáng chất, lân, kali và các loại vitamin,… Tuy nhiên để có thể sử dụng cho cây trồng, đạm cá cần trải qua quá trình chế biến để tạo thành các hợp chất dễ tiêu giúp cây dễ dàng hấp thụ. Loại phân này cung cấp gần như đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng.

2. Công dụng của đạm cá đối với cây trồng:

Dinh dưỡng trong đạm cá rất đa dạng bao gồm nhóm chất trung, vi lượng (Ca, Fe, Mg, Mn, N, B…) và một tỉ lệ nhỏ chất đa lượng (N, P, K). Đây đều là nhưng chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Vì vậy, đạm cá đáp ứng rất tốt dinh dưỡng cho cây giai đoạn bón thúc. Ngoài ra, phân bón này có chứa rất nhiều các acid amin, vitamin và hàm lượng protein (chất đạm) cực kỳ cao có tác dụng tăng cường trao đổi chất cho cây, giúp hỗ trợ rễ phát triển khỏe mạnh. Nếu cây trồng chỉ được bón N-P-K sẽ dễ khiến cây rơi vào tình trạng phát triển không cân đối, cây có sức đề kháng kém và dễ sâu bệnh.

Đạm cá cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển

Đạm cá kích thích quá trình ra hoa, đậu trái diễn ra nhanh hơn

Các kết quả nghiện cứu của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp đã chỉ ra các acid amin có khả năng nâng cao và thúc đẩy quá trình thụ phấn, kéo dài thời gian sống của các hạt phấn. Sự thụ phấn là điều kiện quan trọng đối với khả nặng đậu trái. Chính vì thế, đạm cá là một trong những lựa chọn cực kỳ hiệu quả giúp thúc đẩy quá trình ra hoa và tăng tỷ lệ đậu trái, đặc biệt với các loài cây tự thụ phấn.

Đạm cá giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn

Các protein trong cá được phân giải thành acid amin khi ủ phân bón, giúp cây có thể hấp thụ dễ dàng mà không cần thời gian chuyển hóa dinh dưỡng. Acid amin được coi là yếu tố đặc biệt nhất của đạm cá so với các loại phân bón khác. Đặc điểm này rất có ích cho cây trồng trong thời kỳ bón thúc hay khi rễ cây yếu, rễ tổn thương, gặp khó khăn trong việc tiếp nhận dinh dưỡng. Đạm cá dễ hấp thụ sẽ giúp bổ sung kịp thời lượng dinh dưỡng lớn cây cần thiết trong những trường hợp đặc biệt này.

Phân bón hữu cơ đạm cá tăng cường đề kháng cho cây, cải tạo đất

Lưu huỳnh (S) là một trong các thành phần trong đạm cá có tác dụng giảm tác hại của các loại sâu bệnh như ấu trùng, trứng tuyến trùng và giúp cây hồi phục do ngộ độc phân hóa học. Các chất vi lượng cũng giúp cây tăng cường đề kháng, ngăn ngừa sâu bệnh gây hại. Đặc biệt, trên cây ăn trái, bón đạm cá cũng giúp giảm tình trạng sần trái, rụng trái do virus, từ đó tăng năng suất cây trồng. Đạm cá cũng giúp điều hòa lượng kim loại trong đất, cải thiện đất cát, đất thoái hóa và bạc màu.

3. Cách Sử dụng phân bón Đạm cá

Phun phân đạm cá trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Thời điểm phun tốt nhất là vào buổi sáng và chiều mát.

Phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Không phun trực tiếp khi đã có hoa.

a. Cách bón đạm cá cho cây lương thực

Tưới gốc: pha 50-100 ml/20 lít nước, sử dụng 8-10 lít/ha/lần.

Bón 2-3 lần/vụ: lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau 40-45 ngày, lần 3 sau 65-70 ngày.

b. Cách bón đạm cá cho cây công nghiệp

Tưới gốc: pha 1 lít/200 lít nước, sử dụng 10-20 lít/ha/lần

Bón 4-5 lần/năm, mỗi lần cách 2-3 tháng

c. Cách bón đạm cá cho sầu riêng, xoài, cam, quýt,…

Tưới gốc: pha 1 lít/200 lít nước, sử dụng 10-20 lít/ha/lần

Bón 4-5 lần/năm, mỗi lần cách nhau 2-3 tháng

d. Cách bón đạm cá cho rau màu

Tưới gốc: pha 50-100 ml/20 lít nước, sử dụng 5-10 lít/ha/lần.

Bón 2-3 lần/vụ: lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau 20-25 ngày, lần 3 sau 30-50 ngày.

Nhóm rau ăn lá như xà lách, cải bắp mồng tơi, cải xanh, rau muống, cần tây… thì tưới định kỳ 5 đến 7 ngày/lần.

Về một số loại cây lấy trái như bắp, ớt, cà chua, bầu, bí, su su, … tiến hành tưới định kỳ 7 đến 10 ngày/lần.

Đối với các loại cây ăn củ như gừng, củ cải, khoai lang, su hào, khoai tây, cà rốt,… ta tưới định kỳ 15 ngày/lần.

e. Cách bón đạm cá cho lan, hoa hồng, hoa các loại

Tưới gốc: pha 50-100 ml/20 lít nước, sử dụng 5-10 lít/ha/lần.

Bón 2-3 lần/vụ: lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau 20-25 ngày, lần 3 sau 30-50 ngày.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về tác dụng của đạm cá và những lưu ý khi sử dụng để giúp bà con nông dân đạt năng suất cao. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0915.283.020 để được giải đáp ngay nhé! Nông Nghiệp Việt chúc bà con nông dân mùa màng bội thu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *