Mời quý bà con cùng Nông Nghiệp Việt tìm hiểu cách chăm sóc cải ngọt đúng cách!

Cải ngọt được biết đến là loại rau rất tốt cho sức khỏe bởi nó chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, được nhiều người yêu thích và thường xuất hiện nhiều trong các bữa ăn của người Việt. Vậy trồng cải ngọt có dễ không và kỹ thuật trồng như thế nào?

1. Kỹ Thuật Chọn Giống:

Hạt rau cải ngọt có hình tròn, hạt nhỏ, dễ nảy mầm. Mặc dù vậy nhưng để bảo đảm có một vườn rau sinh trưởng và phát triển đều, thì khâu chọn giống rất quan trọng. Bạn nên chọn mua hạt giống tại các cơ sở bán hạt giống rau uy tín, có độ đồng đều và nảy mầm cao. Ngoài ra, nên kết hợp trộn với phân bón giúp hạt giống nhanh nảy mầm.

2. Chuẩn bị đất trồng:

Loại đất phù hợp để trồng rau cải ngọt đó chính là đất thịt, đất phù sa… loại đất này có độ tơi xốp cao, nhiều dinh dưỡng. Đối với khu vực đô thị, thành phố bạn có thể lựa chọn mua đất sạch đóng gói để trồng cải ngọt. Nên trộn thêm phân trước khi trồng vì đất đóng gói sẵn rất ít dinh dưỡng.

Bạn cũng có thể sử dụng đất trong vườn, sân nhà để trồng cải ngọt, tuy nhiên cần phải xử lý sạch đất và trộn thêm xơ dừa, tro trấu để tăng độ tơi xốp cho đất, dễ thoát nước.

Bạn cần dọn sạch cỏ dại và tan dư cây trồng; làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 20 – 25 cm, mặt luống rộng từ 1,0 – 1,2 m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi mưa.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cải ngọt:

Để trồng cải ngọt đạt hiệu quả cho năng suất cao thì bạn cần tuân thủ cách trồng cải ngọt sau đây: Chúng ta cần xử lý hạt trước khi gieo trồng. Đầu tiên là tiến hành ngâm hạt giống và sau đó vớt hạt để ráo nước và ủ trong bóng tối cho đến khi quan sát thấy các hạt đã nứt nanh thì tiến hành đem gieo.

Tiến hành rải đất vào khay trồng đảm bảo độ dày từ 5 cm trở lên. Độ dày lớp đất có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và độ bám của rễ. Lớp đất quá mỏng không đủ cho bộ rễ phát triển, cây không đủ dinh dưỡng, dẫn đến còi cọc.

San phẳng bề mặt đất trồng rồi rải một lớp hạt giống đều lên trên, phủ thêm một lớp đất như vậy nữa với độ dày khoảng 0,5 cm. Thời gian đầu nên để trong bóng râm hoặc làm mái che cho chậu trồng, tránh ánh nắng quá gắt chiếu vào làm khô nhanh bề mặt.

Cải ngọt sau khi gieo trồng cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên 1 – 2 lần trong ngày. Có thể điều chỉnh số lần tưới tùy thuộc vào thời tiết khu vực nhà bạn.

Cải ngọt thuộc loại rau ăn lá, nên tập trung chủ yếu bổ sung dinh dưỡng đạm cho cây phát triển. Bạn có thể chọn mua các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ như đạm cá hoặc phân bón giúp cây cải phát triển. Lưu ý khi sử dụng đạm hóa học phải bảo đảm thời gian cách ly trước thu hoạch từ 7 ngày.

4. Cách phòng trừ sâu bệnh cho rau cải ngọt:

Môi trường đất ẩm tạo điều kiện thuận lợi để cho cỏ dại và sâu bệnh phát triển. Khi này bạn cần tiến hành nhỏ cổ cỏ dại thường xuyên, tạo môi trường thông thoáng để cỏ không hút hết chất dinh dưỡng của rau. Đặc biệt, trên rau cải thường bắt gặp một số bệnh như sâu khoang, sâu ăn lá, sâu tơ, bệnh chết cây con, bệnh thối nhũn hay ruồi đục lá…

Việc phòng trừ sâu bệnh hại là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bạn có thể bắt sâu vào buổi sáng sớm hay chiều mát, nhất là vào thời gian sâu hoạt động mạnh. Hoặc bạn có thể phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp sinh học như sử dụng tinh dầu neem hay tự chế phẩm sinh học từ tỏi, ớt và gừng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Quay số

Quay số online